Hạt chia cho bà bầu: Lợi ích, rủi ro và cách dùng

Hạt chia được xem là một thực phẩm bổ dưỡng và có nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Vậy, hạt chia có tốt cho bà bầu không?

Cùng tham khảo bài viết dưới đây về chủ đề hạt chia cho bà bầu và xem những lợi ích và cách dùng hạt chia khi mang thai, đồng thời tránh những rủi ro khi sử dụng loại thực phẩm bổ dưỡng này.

Tác dụng của hạt chia với bà bầu và thai nhi

Tác dụng của hạt chia với bà bầu
Hạt chia mang lại nhiều lợi ích tốt khi mang thai

Mẹ bầu nên bổ sung hạt chia vào khẩu phần ăn mỗi ngày vì những lý do sau đây:

Hạt chia giúp ngăn ngừa táo bón

Mang thai là một giai đoạn cực kỳ khó khăn cho người phụ nữ, những thay đổi của nội tiết tố sẽ gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

Và có thể mẹ bầu sẽ bị táo bón thường xuyên, thậm chí tệ hại hơn có thể bị bệnh trĩ.

Để hạn chế những rủi ro này, mẹ bầu nên ăn các thực phẩm giàu chất xơ để hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn.

Bổ sung 2 muỗng hạt chia mỗi ngày, cung cấp cho bạn 10g chất xơ, khoảng 40% lượng chất xơ được khuyến cáo sử dụng mỗi ngày.

Giúp răng và xương của bé chắc khỏe

2 muỗng canh hạt chia cung cấp khoảng 179mg canxi.

Gần 18% lượng canxi được đề nghị cung cấp mỗi ngày trong quá trình mang thai (khoảng 1.000mg).

Canxi cực kỳ quan trọng trong việc phát triển răng và xương của em bé.

Sử dụng thêm một số thực phẩm giàu canxi khác để tăng khả năng hấp thụ và đảm bảo đủ lượng canxi cần thiết khi mang thai.

Nguồn Omega-3 tốt cho sự phát triển trí não

Hạt chia là nguồn thực phẩm giàu Omega-3. Một axit béo thiết yếu giúp chống viêm, ngăn chặn các chứng bệnh tim, tiểu đường và trầm cảm.

Khi mang thai, Omega-3 đặc biệt quan trọng cho sự phát triển não bộ của thai nhi.

Bằng chứng cho thấy Omega-3 cũng làm giảm nguy cơ sinh non.

Tuy nhiên, Omega-3 trong hạt chia là ALA(axit alpha-linolenic), trong khi các nghiên cứu về tác dụng Omega-3 tập trung vào EPA (axit eicosapentaenoic) và DHA (axit docosahexaenoic).

Vì thế khi mang thai, ngoài hạt chia bạn nên bổ sung thêm Omega-3 từ dầu cá và tảo biển.

Các chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa

Thành phần dinh dưỡng của hạt chia còn chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là các chất chống oxy hóa.

Khi mang thai các chất chống oxy hóa có thể ngăn chặn các vấn đề bất lợi.

Một nghiên cứu vào năm 2011 đã chỉ ra rằng, thiếu hụt một số chất chống oxy hóa có trong hạt chia như: selen, kẽm, mangan có thể tăng nguy cơ tiền sản giật và hạn chế sự phát triển của thai nhi.

Thiếu những chất này cũng có thể gây ra các chứng bệnh ở tuổi trưởng thành như tiểu đường, bệnh tim,…

Hạt chia giúp bà bầu no lâu hơn

Khi mang thai, bạn sẽ cảm thấy đói bụng liên tục, nó khiến bạn ăn nhiều vô tình gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tăng cân mất kiểm soát.

Có một cách ngăn chặn điều này, đó là sử dụng các thực phẩm giàu protein và chất xơ, nó sẽ giúp bạn cảm thấy ít đói hơn.

Hạt chia đáp ứng được yêu cầu đó, vì thế hãy thêm một ít hạt chia vào khẩu phần ăn của mẹ bầu.

Điều hòa đường huyết

Hàm lượng chất xơ trong hạt chia không chỉ ngăn ngừa táo bón, nó còn giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

Điều này có thể giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường khi mang thai.

Sử dụng hạt chia khi cho con bú

Hạt chia có thể mang đến nhiều lợi ích cho giai đoạn cho con bú.

Đầu tiên, cơ thể cần thêm 400 – 500 calo mỗi ngày để sản xuất sữa, và một khẩu phần hạt chia mỗi ngày mang lại 138 calo, đồng thời cung cấp protein và chất xơ hỗ trợ tiêu hóa.

Các chất dinh dưỡng có thể truyền từ mẹ sang con thông qua sữa mẹ, vì thế bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng như hạt chia là việc làm cần thiết trong giai đoạn cho con bú.

Một nghiên cứu năm 2015 chỉ ra rằng sử dụng dầu hạt chia trong 3 tháng cuối thai kỳ và 3 tháng đầu cho con bú có thể làm tăng hàm lượng DHA trong sữa.

DHA rất quan trọng trong việc phát triển trí não của trẻ sơ sinh.

Tác dụng phụ của việc ăn hạt chia khi mang thai

Tác dụng phụ khi ăn hạt chia

Mặc dù hạt chia rất bổ dưỡng tuy nhiên vẫn có một vài tác dụng phụ của hạt chia đối với phụ nữ đang mang thai như:

Tiêu chảy hoặc khó chịu ở dạ dày khi ăn quá nhiều

Hạt chia cực kỳ tốt, nhưng điều này không có nghĩa là bạn có thể lạm dụng nó.

Việc tiêu thụ quá nhiều hạt chia có thể gây bất lợi cho hệ tiêu hóa và dạ dày, dẫn đến các triệu chứng như đầy bụng, khó thở, tiêu chảy, táo bón.

Thông thường bạn có thể sử dụng 1 – 2 muỗng hạt chia mỗi ngày (Khoảng 15g – 30g), để đảm bảo an toàn hãy bắt đầu với 1 muỗng và tăng dần khi đã quen.

Phản ứng với thuốc

Hạt chia là an toàn cho phụ nữ mang thai, tuy nhiên nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thêm hạt chia vào khẩu phần ăn của bạn.

Nếu bạn đang dùng thuốc để kiểm soát lượng đường trong máu, hạt chia có thể phản ứng với thuốc, gây tăng hoặc giảm lượng đường huyết quá mức.

Dị ứng

Khá ít trường hợp bị dị ứng với hạt chia những vẫn có thể xảy ra.

Bạn có thể gặp một số triệu chứng như ngứa trên lưỡi hoặc môi, hoặc đau bụng gần giống như ốm nghén.

Ngoài ra, hạt chia có thể làm gia tăng các triệu chứng như phát ban, nổi mề đay, chảy nước mắt.

Hãy chú ý đến cảm giác và ngừng ăn nếu nghi ngờ bị dị ứng.

Cách kết hợp hạt chia trong chế độ ăn uống của bạn

Sử dụng hạt chia cho bà bầu mỗi ngày
Chế biến hạt chia cực kỳ đơn giản

Hạt chia thực sự dễ dàng kết hợp vào chế độ ăn, một phần vì nó không có hương vị.

Bạn có thể thêm hạt chia vào các món nước ép, sữa chua, salad, món nướng, dùng làm nước sốt,…

Tổng kết

Hạt chia giàu dinh dưỡng và tốt với bà bầu, bạn có thể sử dụng hạt chia khi mang thai và trong giai đoạn cho con bú.

Nên sử dụng khoảng 1 – 2 muỗng canh hạt chia mỗi ngày (khoảng 15 – 30g), không nên ăn quá nhiều hạt chia để tránh những tác dụng phụ có thể xảy ra.

Nếu bạn đang sử dụng thuốc, hãy tham khảo ý kiến bác sử trước khi thêm hạt chia vào khẩu phần ăn.

Tác dụng của hạt chia với bà bầu không nhỏ, vì thế nếu bạn chưa sử dụng hạt chia, hãy cân nhắc sử dụng thực phẩm bổ dưỡng mỗi ngày.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *